Nghệ thuật Tanbo – tranh vẽ trên đồng của Nhật Bản ra đời từ năm 1993, khi ngôi làng Inakadate ở tỉnh Aomori tìm cách vực dậy nền kinh tế địa phương.Những bức tranh nghệ thuật từ cánh đồng lúa của họ đã dành được sự ngợi khen của những người dân trong thị trấn.
Các nghiên cứu cho thấy lúa gạo đã được trồng ở địa phương từ hơn 2.000 năm. Để tôn vinh truyền thống lịch sử này, dân làng quyết định tạo ra một bức tranh trên cánh đồng lúa phía sau tòa thị chính. Từ đó, những ruộng lúa Tanbo đã ra đời.
Đối với những người nông dân ở Inakadate, việc trồng lúa nghệ thuật đơn giản chỉ bắt đầu từ việc họ muốn tự mình làm một điều gì đó thật đẹp để đem lại sức sống mới cho ngôi làng bé nhỏ với 8.700 người dân.
Những người nông dân đã trồng những giống lúa gạo thường, còn gọi là tsugaru-roman, để tạo ra cây lúa màu xanh. Để tạo màu sắc cho bức tranh Tanbo, họ trồng thêm loại lúa kodaimai để tạo ra cây lúa màu tím và màu vàng.
Những màu sắc này sẽ tạo nên sự tương phản cần thiết, tạo nên những đường kẻ và chiều sâu trong bức tranh. Một số nông dân còn kết hợp lúa màu nâu, màu vàng, màu đỏ trong cánh đồng nghệ thuật.
Vào vụ, những hoạ sĩ nông dân bắt đầu trồng mạ trên những cánh đồng trống. Dưới bàn tay cần mẫn của hàng trăm người nông dân, những giống lúa khác nhau được gieo trồng trên từng mảnh đất nhỏ để chắc chắn rằng lúa được trồng theo mẫu vẽ mà họ đã hình dung được.
Thời gian để trồng mỗi giống lúa phải được tính toán rất cẩn thận để chắc chắn rằng các giống lúa khác nhau phát triển cao ngang nhau.
Theo gương làng Inakadate, nhiều ngôi làng khác cũng bắt đầu áp dụng nghệ thuật Tanbo như làng Yonezama, Yamagata…
Qua thời gian, Mẹ thiên nhiên đã nuôi dưỡng những hạt mầm và những cây lúa đã bắt đầu mọc. Chầm chậm và chắc chắn, những cây lúa được trồng theo mẫu vẽ trên đất bắt đầu được phô bày ra trước mắt, càng ngày càng rõ hơn và nhiều màu sắc hơn.