Dezomeshiki là một sự kiện hàng năm của Sở Cứu hỏa Tokyo, họ cùng nhau tập hợp các đơn vị và các cơ sở cứu hỏa cùng tổ chức một cuộc thi gọi là Dezomeshiki, dựa trên các thiết bị và các phương tiện kỹ thuật của họ.
Các trẻ em ở mọi lứa tuổi được thăm quan và leo lên thang và các em nhìn ngắm cả các loại xe chữa cháy và xe cứu nạn khác nhau. Đôi mắt các em mở to và đầy ngạc nhiên, các em cảm thấy ngưỡng mộ các chú lính cứu hỏa là giống như một anh hùng của thế giới.
Các nhân viên cứu hỏa đã từ lâu đã là hình mẫu yêu thích của trẻ em, đó là một trong những ngành nghề cốt lõi giống với cảnh sát, các nhà du hành vũ trụ, các bác sĩ, và chàng cao bồi mà các cậu bé muốn trở thành khi lớn lên.
Tại Nhật Bản đã có những lính cứu hỏa chuyên nghiệp kể từ thế kỷ 17. Họ được gọi là hikeshi. Hikeshi chuyên nghiệp rất dễ dàng nhận biết bởi họ mặc trên người một chiếc áo khoác đặc biệt và được thiết kế đậm nét nghệ thuật.
Có ba loại hikeshi trong thời kỳ Edo (1603-1867). Một là những người phụ trách bảo vệ lâu đài của Shogun và nhà ở samurai đã được biết đến như Jobikeshi và họ là một phần của tầng lớp samurai.
Hai là Daimyo-Bikeshi có vinh dự cao nhất khi họ đã được lựa chọn trong số các võ sĩ hàng đầu bởi các lãnh chúa của họ. Họ bảo vệ các tòa nhà quan trọng công cộng bao gồm các kho gạo.
Tuy nhiên những anh hùng thực sự của quần chúng là Machi-Bikeshi. Machi-Bikeshi bảo vệ nhà cửa và các tòa nhà của các tầng lớp thấp hơn.
Ở khu vực cũ Tokyo hoặc Edo việc chữa cháy được cho là rất khó khăn. Do phần lớn nhà ở và công trình xây dựng ở đây được thiết kế gần như hoàn toàn bằng gỗ, hỏa hoạn thường xuyên xảy ra và trong bất cứ thời điểm nào.
Tháp lửa được dựng nhất định trong toàn thành phố để thông báo các khu vực trong địa phương đang xảy ra các vụ cháy. Tháp có một cái chuông và một cái búa. Một lượt gõ vào chuông duy nhất có nghĩa là một đám cháy ở xa. Hai lượt gõ có nghĩa là có một đám cháy ở gần. Và một hồi chuông liên tục có nghĩa là ngọn lửa đang trong vùng lân cận
Điều này có nghĩa thông báo cho các đội cứu hỏa địa phương hiểu đám cháy đang ở khu vực nào và họ sẽ thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy cần thiết. Hàng ngũ của đội cứu hỏa sẽ được tăng lên với các tình nguyện viên trong địa phương. Sau đó họ sẽ bắt đầu nhiệm vụ cố gắng dập tắt đám cháy và ngăn ngọn lửa lây lan.
Không giống như các nhân viên cứu hỏa hiện đại. Hikeshi những người tìm cách dập tắt đám cháy, nhiệm vụ chính của họ là không để các ngọn lửa lây lan sang các tòa nhà bên cạnh. Để thực hiện nhiệm vụ này, họ mang cán móc gọi là tobiguchi. Để dập tắt ngọn lửa, hikeshi sẽ sử dụng một loại dụng cụ gọi là handpump làm bằng gỗ nó sẽ phun ra một dòng nước bằng cách sử dụng đòn bẩy.
Phần tinh túy của các thiết bị của một hikeshi là áo khoác được trang trí cẩn thận theo từng đường kim mũi chỉ được gọi là sashiko. Sashiko rất dày và có nhiều lớp áo đòi hỏi những thợ may có tay nghề điêu luyện. Trước khi thực hiện chữ cháy chiếc áo sashiko sẽ được làm ẩm, để các nhân viên cứu hỏa dễ dàng tiếp xúc với những ngọn lửa. Cùng với áo khoác, lính cứu hỏa sẽ kèm theo găng tay, mũ, và mũ được làm bằng các vật liệu nhiều lớp chịu lửa.
Sự kiện Dezomeshiki diễn ra hàng năm vào ngày 06 tháng 1 ở Odaiba. Sở Cứu hỏa Tokyo đã tổ chức sự kiện trong suốt năm qua và những hikeshi biểu diễn nhào lộn trên thang thì có ở nhiều vùng của Nhật Bản.